MANG MAY TINH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Linux la gi?

Go down

Linux la gi? Empty Linux la gi?

Bài gửi  Admin Sat Aug 13, 2011 8:00 am

Linux la gi?
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở dạng Unix được xây dựng bởi Linus Torvalds và sau đó được phát triển bởi cộng đồng lập trình mã nguồn mở trên toàn thế giới thành nhiều nhiều phiên bản khác nhau. Phần lớn các phiên bản Linux đều miễn phí nhưng hiện nay có một số công ty đã cho ra đời một số phiên bản Linux thương mại. Khác với Windows, Linux được tạo thành bởi các modul hoạt động độc lập với nhau, người dùng có thể tự xây dựng kernel (nhân) cho hệ điều hành của mình bằng cách thêm những modul cần thiết vào. Vì vậy hệ thống Linux có tính linh hoạt cao hơn Windows. Thường Linux được sử dụng làm máy chủ nhiều hơn là làm máy trạm vì việc cấu hình cho Linux phức tạp hơn nhiều vì thường phải dùng command line để cấu hình chứ không có giao diện đồ hoạ như Windows. Hệ thống chạy trên Linux thường nhanh hơn và ổn định hơn là chạy trên Windows. Sở dĩ Linux chưa được dùng nhiều cho máy tính cá nhân vì nó hỗ trợ giao diện đồ hoạ chưa tốt. Tuy nhiên, hiện nay một số phiên bản mới của hệ điều hành dạng Linux có giao diện đồ hoạ tương đối tốt (như Centos, Solais, Fedora, v.v....). Tôi đã cài hệ điều hành Centos, nó có giao diện đồ hoạ khá đẹp và có giao diện bằng tiếng Việtnam, bạn có thể vào website http:\\centos.org để download.
Một nguyên nhân khiến các hệ điều hành dạng này chưa được ứng dụng rộng rãi trên máy tính cá nhân vì hiện chưa có nhiều chương trình ứng dụng cho hệ điều hành này.
Trên đây chỉ là một số thông tin sơ lược về hệ điều hành dạng Linux. Để có thêm thông tin bạn có thể vào trang http:\linux.org hoặc http:\unix.org để tìm hiểu.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 80
Join date : 03/08/2011

https://tin03ct.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Linux la gi? Empty 1. Linux là gì? - bo sung

Bài gửi  Admin Sat Aug 13, 2011 8:02 am

1. Linux là gì?

Linux là hệ điều hành. Về mặt nguyên tắc hệ điều hành cũng là một software; nhưng đây là một software đặc biệt – được dùng để quản lý, điều phối các tài nguyên (resource) của hệ thống (bao gồm cả hardware và các software khác). Linux còn được gọi là Open Source Unix (OSU), Unix-like Kernel, clone of the UNIX operating system.

Linux do Linus Torvalds, một sinh viên tại trường Đại Học ở Helsinki (Phần Lan) phát triển dựa trên hệ điều hành Minix, một hệ điều hành có cấu trúc tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học.

Hiện nay, Linux là một hệ điều hành với mã nguồn mở (Open Source) và miễn phí (free) dưới bản quyền của tổ chức GNU (Gnu’s Not Unix).
Khởi đầu, Linux được thiết kế để hoạt động trên nền tảng của kiến trúc i386 Intel với khả năng đa tác vụ (multitasking). Tuy nhiên ngày nay, Linux đã có các phiên bản trên các họ chip khác chẳng hạn như chip Alpha.

Linux có nguyên lý hoạt động tương tự hệ điều hành Unix (Unix-like). Mặc dù Linux không phải là Unix nhưng người ta vẫn xem Linux như là phiên bản Unix trên PC (PC version of Unix OS).

Do là Unix-like; Linux có đầy đủ tất cả các đặc tính của Unix (fully functional). Ngoài ra nó còn hỗ trợ thêm một số tính năng mà trên Unix không có,
như long file name (tên file có ký tự space “ ”).

Hiện tại có nhiều hãng, nhiều tổ chức, nhiều nhóm khác nhau cùng phát triển Linux. Tất cả các phiên bản (release) Linux đều có chung phần kernel (phần nhân của hệ điều hành) và hầu hết các tính năng đặc trưng, tuy nhiên các tool (công cụ) và utility (tiện ích) có đôi chút dị biệt.

Có rất nhiều các ứng dụng cho Linux, tuy nhiên hầu hết các ứng dụng cho Linux hiện có đều là các ứng dụng mang tính chuyên dụng. Để đưa Linux vào từng gia đình, các tổ chức, các hãng đang cố gắng phát triển các ứng dụng mang tính phổ cập trên Linux chẳng hạn hãng SUN đưa ra phiên bản Star Office tương tự như MS Office – và cũng tương thích với MS Office - cho những người sử dụng Linux ở gia đình, văn phòng.

Hãng Borland (nay là hãng Inprise) đang phát triển một dự án có tên là KyLix, nhằm đưa ra một môi trường lập trình cấp cao trên Linux, đồng thời các ứng dụng trên Windows được viết bằng Delphi/C++Builder sẽ dễ dàng compile (biên dịch) lại dưới Linux bằng KyLix. Hiện tại Kylix đã có phiên bản thử nghiệm (beta).

Dự án này hứa hẹn một loạt các ứng dụng thông thường đã có trên MS Windows sẽ mau chóng được chuyển sang Linux, và điều này sẽ giúp cho hệ điều hành Linux dễ dàng thâm nhập vào thị trường PC nhanh chóng hơn.

Các ứng dụng được viết trên Linux đều có thể hoạt động trên các hệ thống UNIX (có thể cần phải compile lại).

Các release hiện nay gồm có:

RedHat Linux (Fedora Core):
Là phiên bản khá phổ biến. Cung cấp khá nhiều tool và utility để hỗ trợ user (người sử dụng) từ các thao tác setup (cài đặt) đến config (cấu hình) hệ thống.

Mandrake Linux:
Một dòng khác thoát thai từ RedHat Linux, tương thích hoàn toàn với RedHat. Thường có nhiều phần mềm mới đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Slackware Linux:
Đây là một trong phiên bản Linux lâu đời. Hỗ trợ các dịch vụ mạng rất mạnh, tuy nhiên việc setup và config đòi hỏi user có kiến thức tốt về hệ điều hành này.

S.u.S.E. Linux:
Do hãng S.u.S.E (Đức) phát hành, khá phổ biến tại Âu châu, nhưng không được phổ biến tại các nước khác. Có các công cụ riêng để hỗ trợ setup và config tương đối dễ sử dụng.

Free BSD Linux:
Được phát triển bởi Đại Học Berkeley, đây không phải là phiên bản thương mại, do vậy ít được phổ biến. Có rất nhiều tiện ích dành cho việc phát triển hệ thống và lập trình. Hỗ trợ đầy đủ các shell trên Unix.

Corel Linux:
Phát triển bởi hãng Corel, dễ setup, có graphic interface (giao diện đồ họa) khá giống Windows NT kể các tool và utility. Tuy nhiên các config tool chưa hoạt động tốt.

Open Linux:
Do hãng Caldera phát triển, dễ cài đặt cũng như sử dụng. Giao diện KDE. Thích hợp cho người sử dụng tại gia đình.

Và còn rất nhiều release khác như Turbo Linux, Linux PPC, Debian Linux, Infomagic Linux, Softlanding Linux System Release (SLS) v.v....

Ngoài ra, hiện nay còn có một dòng Linux gọi là Live-CD Linux (cahỵ trực tiếp trên CD - kô cần cài đặt) như Ubuntu, Knoppix, ....... thíchhợp với các beginner Linux

Các thông tin và tài nguyên (resource) của Linux có thể tìm thấy ở khắp nơi trên Internet và hầu hết đều free. Thêm vào đó có khá nhiều các trình ứng dụng cũng như tiện ích dành cho Linux dễ dàng được tìm thấy trên Internet.

2. Các tính năng & service cơ bản của Linux:

Như đã trình bày, Linux là một hệ điều hành với đầy đủ các tính năng của Unix. Vì thế nó có khả năng đóng vai trò của một Internet/Intranet Server (Web Server, Ftp Server, Mail Server, DNS Server, v.v....), Database Server, File Server v.v... hoặc làm việc như một Unix workstation (máy trạm Unix).

Như vậy, Linux là một hệ điều hành mạng với đầy đủ các tính năng của nó.

Cũng như Unix, Linux cũng tuân theo chuẩn POSIX (Portable Operating System Interface for Computer Enviroment) mặc dù nó vẫn chưa được tổ chức này công nhận.

Các service được cung cấp bởi Linux bao gồm hầu hết các service của Unix như:

UUCP (Unix to Unix Copy Protocol): Giao thức hỗ trợ service truyền thông giữa các host Unix.
TCP/IP IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol): Giao thức cung cấp service truyền thông trên mạng Internet.
X Protocol: Giao thức để xử lý GUI (Graphics User Interface) trên X Window.
PPP: (Point to Point Protocol): Giao thức dùng để truyền thông trực tiếp giữa hai máy.
Samba: Giao thức cung cấp File service tương tự File Service của Windows NT cho phép các windows client truy xuất hệ thống file trên Linux Server.
DNS (Domain Name Service): Dịch vụ quản lý tên host trên mạng Internet/Intranet.
v.v....

TCP/IP là hệ thống dịch vụ mạng chính của Linux.
Tuy nhiên các service trên chỉ là các service tùy chọn, nghĩa là hệ thống có thể có hay không có các service trên vẫn hoạt động tốt. Các service này chỉ làm cho Unix/Linux tăng thêm khả năng và sức mạnh của mình mà thôi.

Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng service trên ở trong các phần sau. Còn các service được mô tả sau đây là các service quan trọng của Unix/Linux.
Điều đó có nghĩa là nếu không có các service này, hệ thống có thể không hoạt động được. Do vậy, một số trong chúng sẽ được cài đặt một cách tự động khi chúng ta thiết lập một hệ thống Unix/Linux.

a. Init:
Dịch vụ đơn lẻ quan trọng nhất trong hệ thống Unix/Linux là init. Nó được khởi động như là tiến trình đầu tiên trong mọi hệ thống Unix/Linux. Đây là tiến trình dùng để khởi động (boot) hệ thống. Nó sẽ kiểm tra và mount filesystems vào hệ thống, khởi động các daemon.
Nó cung cấp các khái niệm như single user mode (chế độ hoạt động như hệ người dùng đơn lẻ), multiuser mode (chế độ đa người dùng). Một số tài liệu còn gọi là run level (cấp độ hoạt động).
Khi hệ thống kết thúc hoạt động (shutdown), init sẽ dọn dẹp (dừng mọi triến trình đang hoạt động, umount filesystems, v.v...).

* init 0: Shutdown hệ thống (halt).
* init 1: Admin single user mode: chỉ có root account có thể login ở mode này.
* init 2: Multi user mode, không có hỗ trợ NFS.
* init 3: Multi user, có hỗ trợ NFS: cho phép chia sẻ hệ thống file với các hệ thống khác trong mạng.
* int 4: Không dùng.
* int 5: Multi user, hỗ trợ graphic mode (X11)
* init 6: reboot (tái khởi động) hệ thống. Lưu ý: không được thiết lập mặc định (default) ở chế độ này.
* s (hoặc S): Single user, sử dụng hệ thống như hệ thống cá nhân riêng biệt.
(Tại một thời điểm chỉ có một và chỉ một user có quyền đăng nhập hệ thống).

b. Login:
Dịch vụ này cho phép user login (đăng nhập) vào hệ thống và khai thác các tài nguyên của hệ thống – trong quyền hạn mà user này được cấp.

c. Graphic User Interface (GUI):
Đây chính là X Window service. Nó cung cấp khả năng giao tiếp đồ họa với người sử dụng. Nếu không cài đặt X service, một số các chương trình ứng dụng có xử lý đồ họa sẽ không thể chạy.

d. Network:
Dịch vụ này cho phép user có thể login vào hệ thống từ xa.

e. Network File System (NFS):
Đây là dịch vụ được hãng SUN phát triển. Nó cho phép các tác vụ về file trong một hệ thống mạng là trong suốt (transparency) đối với user.
Nghĩa là, các user thao tác với các tập tin trên máy khác nhau trong cùng hệ thống mạng như đang thao tác trên máy đơn duy nhất.

Tóm lại:
Cũng như Unix, Linux là một hệ điều hành với các khả năng multiproccessing (đa nhiệm), multitasking (đa tác vụ), multiuser (đa người dùng) sau hơn hai mươi năm phát triển và hiệu chỉnh bởi hàng nghìn lập trình viên trên thế giới đã chứng tỏ được là một hệ điều hành uyển chuyển (có thể hoạt động trên nhiều platform), đáng tin cậy và ổn định.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 80
Join date : 03/08/2011

https://tin03ct.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết